Dạy học theo dự án, phương pháp dạy trẻ mầm non mới tại Mầm non Sắc Màu

 Giáo dục Mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và phát triển nhân cách, trí tuệ của trẻ, nhưng giáo dục như thế nào cho đúng để có thể góp phần phát triển cả thể chất, tình cảm, kỹ năng về ngôn ngữ và nhận thức của trẻ lại đang là một câu hỏi lớn với ngành giáo dục.

Ngoài phương pháp giáo dục truyền thống đang được áp dụng rộng rãi thì hiện nay giáo dục Việt Nam cũng đã tiếp cận và triển khai nhiều phương pháp giáo dục hiện đại trên thế giới, trong đó có thể kể đến Phương pháp dạy học dự án trong giáo dục mầm non tại điểm đến gia lai.

Phương pháp dạy học theo dự án

Phương pháp dạy học dự án là phương pháp cho trẻ nghiên cứu sâu một đề tài cụ thể. Trong quá trình khám phá, trẻ được tự lên kế hoạch, tự thực hiện và điều hành các hoạt động trải nghiệm của chính mình, giáo viên chỉ có vai trò định hướng, hỗ trợ trẻ trong các hoạt động. Dạy học dự án có mối liên hệ chặt với Chương trình Khung của Bộ GD&ĐT ở các mảng kiến thức và kỹ năng cần đạt trên trẻ ở từng độ tuổi.

Dự án “Trang trại bò sữa”

Dạy học dự án giúp trẻ nghiên cứu sâu theo từng đề tài cụ thể.

Dạy học Dự án là một hình thức dạy học trong đó trẻ đóng vai trò trung tâm, dưới sự giúp đỡ của cô giáo, trẻ tự giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp nào đó cả về lý thuyết lẫn thực hành. Qua đó trẻ tạo ra được các sản phẩm của mình và có thể giới thiệu chúng với mọi người.

Với phương pháp Dạy học Dự án, giáo viên không còn giữ vai trò chủ đạo mà là người hướng dẫn, giúp đỡ, tạo môi trường, tạo vai trò cho trẻ trong dự án. Theo đó, tính tự lực, tích cực tham gia vào các hoạt động của trẻ được nâng cao; đòi hỏi, khuyến khích và phát triển sự sáng tạo, tính trách nhiệm, kĩ năng làm việc nhóm và đặc biệt phát triển ở trẻ kỹ năng tư duy, giải quyết các vấn đề phức hợp.

Dạy học dự án cho trẻ Mầm non

Phương pháp dạy học dự án với trẻ Mầm non được triển khai theo 3 bước cơ bản: Mở dự án, kết nối thông tin về dự án và đóng dự án. Bước mở dự án là bước đóng vai tò quan trọng trong suốt quá trình thực hiện dự án. Giáo viên thực hiện mở dự án thành công sẽ tạo cho trẻ hứng thú, động lực để khám phá dự án một cách tích cực. Hoạt động Mở dự án giúp cho giáo viên khảo sát được kiến thức của trẻ về đề tài đã lựa chọn để chủ động định hướng hoạt động của trẻ.

Dự án ” Một ngày làm nông dân”

Dạy học dự án kích thích tư duy của trẻ phát triển.

Còn về phía học sinh: Trẻ được tái hiện lại những kiến thức mình đã biết về đề tài và liệt kê ra những điều mình muốn biết thêm về đề tài, giáo viên có thể gợi ý để trẻ tìm ra vấn đề. Từ đó trẻ tự lập được kế hoạch cho mình trong quá trình khám phá dự án: Tìm câu trả lời cho những thắc mắc bằng cách nào? ở đâu? Khi nào?

Giai đoạn kết nối thông tin về dự án. Đây là quá trình trẻ thực hành tìm hiểu các kiến thức trả lười cho các thắc mắc của mình bằng các hoạt động với các kỹ năng: tìm kiếm, thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin, tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế. Trong giai đoạn này giáo viên sẽ giúp trẻ lên kế hoạch tìm kiếm thông tin qua các phương tiện như máy ảnh, máy tính, chuyến đi, vẽ…. sau đó trẻ sẽ báo cáo lại kết quả tìm được thông tin đó.

Đóng dự án là bước triển khai cuối cùng trong một dự án học. Ở bước đóng dự án này, trẻ được thể hiện lại những kiến thức, kỹ năng trẻ lĩnh hội đươc qua quá trình khám phá dự án. Để làm được điều đó đòi hỏi trẻ phải có kỹ năng ghi nhớ, tổng hợp, thuyết trình… Giai đoạn tổng kết, đóng dự án trẻ có thể so sánh minh chứng, bằng chứng với những cái trẻ đã biết và muốn biết, sau đó cùng nhau thảo luận về cách trình bày, thể hiện với mọi người. Cuối cùng các bé có thể mời bố mẹ, khách, bạn bè tới tham dự buổi tổng kết để chứng kiến và xem mình thể hiện sự hiểu biết thông qua những vấn đề trong dự án vừa học.

MNTT Sắc Màu (An Khê, Gia Lai) đơn vị đi tiên phong trong việc đưa phương pháp dạy học dự án cho trẻ Mầm non

Trường mầm non tư thục Sắc Màu là một trong những trường Mầm non đầu tiên tại thị xã An Khê áp dụng phương pháp Dạy học Dự án. Đây là một trong những phương pháp dạy học hiện đại đang được áp dụng tại nhiều nước phát triển trên thế giới.

Trong quá trình hoạt động Dự án, các bé tại MNTT Sắc Màu không chỉ được nghiên cứu lý thuyết mà còn được thực hành và ứng dụng các kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp hoặc một vấn đề nào đó trong thực tế cuộc sống mà trẻ gặp phải. Bên cạnh đó, phương pháp Dạy học dự án tôn trọng sự khác biệt nên việc thiết kế môi trường phong phú để trẻ có thể tự chọn đề tài, nội dung khám phá phù hợp với với sở thích và năng lực cá nhân sẽ thu hút được hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động.

 

Dự án “Giao thông quanh bé”

Trẻ được tự tay trải nghiệm thực tế trong quá trình học tập bằng phương pháp dạy học dự án.

Tại MNTT Sắc Màu các Dự án học mang tính thực tiễn rất cao, gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống của trẻ. Có thể kể đến một vài dự án như: “Trang trại bò sữa”, “Giao thông quanh bé”, “Phiên chợ quê ” hay Dự án “Trải nghiệm một ngày làm nông dân”, “Trẻ  đi du lịch tour gia lai…..Mỗi tháng sẽ triển khai 1 dự án.

Ví dụ trong dự án ” Giao thông quanh bé” , thông qua dự án các kiến thức về pháp luật an toàn giao thông như phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy, phải đi bộ trên vỉa hè, sang đường phải quan sát và đi trên phần đường dành cho người đi bộ…

Qua các chủ đề, chủ điểm của từng dự án, trẻ được củng cố, rèn luyện kiến thức, kĩ năng trẻ đã biết, đồng thời thu nhận các kiến thức, kĩ năng mới một cách tự nhiên, thông qua trải nghiệm chứ không phải chỉ từ lời nói của người lớn.

Điều quan trọng nhất trong mỗi dự án học của trường MNTT Sắc Màu là làm sao để trẻ cảm thấy hứng thú với dự án đang được học. Điều này sẽ kích thích sự khám phá, tìm tòi xuất phát từ nhu cầu của bản thân trẻ và hứng thú hơn nữa khi trẻ được khám phá bằng chính những trải nghiệm trực tiếp của mình. Những trải nghiệm đó khiến cho bé nhớ lâu hơn và cảm thấy yêu thích việc học tập, kiến thức từ đó cũng được “ngấm” một cách tự nhiên.

Leave A Comment